Quần thể di tích Phố Hiến Phố_Hiến

Trải qua những biến cố lịch sử và sự thay đổi của tự nhiên, Phố Hiến vẫn còn bảo tồn, giữ gìn được hơn 100 di tích lịch sử - văn hóa có giá trị, đã có 18 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia, các di tích như: đền Mây ở Xích Đằng (thờ tướng quân Phạm Phòng Át), đền Ngọc Thanh ở Nễ Châu (thờ vợ thứ của vua Lê Đại Hành), đền Trần (thờ Trần Hưng Đạo), đền Ủng (thờ Phạm Ngũ Lão), Văn Miếu Xích Đằng, Kim Chung Tự, Thiên Ứng Tự, Thiên Hậu cung, đền Mẫu, Đông Đô Quảng Hội…... Các chùa lớn ở Phố Hiến có chùa Chuông, chùa Hiến (Thiên Ứng tự), chùa Nễ Châu. Ngoài ra còn có nhiều đình, văn miếu. Người Hoa sinh sống ở Phố Hiến đã để lại nhiều công trình kiến trúc tôn giáo như đền Mẫu (thờ Dương Qu‎ý Phi), đền Thiên Hậu (thờ Lâm Tức Mặc), Võ Miếu (thờ ba anh em Lưu Bị, Quan Vân TrườngTrương Phi)… Nhiều lễ hội gắn liền với các di tích được duy trì hàng năm, tái hiện hình ảnh mấy trăm năm trước của Phố Hiến thu hút hàng vạn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu…

Quần thể di tích Phố Hiến nằm trên địa phận của Phố Hiến xưa, nay thuộc phần đất từ thôn Đằng Châu (phường Lam Sơn) tới thôn Nễ Châu (phường Hồng Châu) trên một diện tích khoảng chừng 5 km x 1 km ở thành phố Hưng Yên.

Đông Đô Quảng Hội

Bài chi tiết: Đông Đô Quảng Hội

Đông Đô Quảng Hội nằm trên đường Phố Hiến, phường Hồng Châu. Xưa kia, nơi đây thuộc trung tâm Phố Hiến hạ, thôn Mậu Dương, tổng An Tảo, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Đây là nơi hội họp của các thương nhân nước ngoài, chủ yếu là người Hoa, đồng thời đó cũng là nơi thờ tam thánh: Thần Thái Y (thần làm nghề thuốc); Thần Hoa Quang (dạy dân làm các nghề thủ công); Thần Nông (dạy dân làm ruộng, trồng trọt, chăn nuôi).

Đền Mây

Bài chi tiết: đền Mây

Đền Mây là một di tích quốc gia được công nhận từ năm 1992. Đền nằm bên sông Hồng, cạnh bến đò Mây xưa thuộc xã Ðằng Châu, nay là phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, nơi đã được dân gian ca ngợi "Trăm cảnh nghìn cảnh không bằng Bến Lảnh, Ðò Mây". Ðền Mây cũng như chùa Chuông ở phố Hiến là hai di tích nổi tiếng vì còn lưu giữ được phong cách kiến trúc thuần Việt.[10] Đền Mây là nơi thờ tướng quân Phạm Bạch Hổ thời 12 sứ quân (tức Phạm Phòng Át), một vị tướng để lại nhiều dấu ấn qua các thời kì: nhà Ngô, loạn 12 sứ quânnhà Đinh.

Đền Kim Đằng

Đền Kim Đằng nằm ở trung tâm thôn Kim Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Đền được xây dựng trên mảnh đất mà tướng quân Đinh Điền chọn làm đại bản doanh khi về đây tuyển binh để giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân. Hiện nay, Đền Kim Đằng còn giữ được nhiều nét kiến trúc thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Đền có kiến trúc kiểu chữ đinh, bao gồm 5 gian tiền tế và 3 gian hậu cung. Tòa tiền tế được làm kiểu chồng diêm 2 tầng, 8 mái. Nối tiếp với tiền tế là 3 gian hậu cung lợp ngói mũi. Gian trung tâm đặt tượng tướng quân Đinh Điền và phu nhân Phan Thị Môi Nương, được tạo tác trong tư thế ngồi tọa thiền... Ngoài ra trong di tích còn lưu giữ một số bức hoành phi, câu đối ca ngợi công đức của thần. Hàng năm, lễ hội Đền Kim Đằng được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 11 âm lịch để tưởng nhớ tới ngày mất của tướng quân Đinh Điền và phu nhân.[11]

Tướng quân Đinh Điền cùng Nguyễn Bặc Lưu Cơ, Trịnh TúĐinh Bộ Lĩnh kết nghĩa anh em. Khi đất nước xảy ra loạn 12 sứ quân, mấy anh em bằng hữu đã theo sứ quân Trần Lãm chiếm giữ vùng Bố Hải (Thái Bình). Khi đã trở thành Vạn Thắng Vương, Đinh Bộ Lĩnh giao cho Đinh Điền chỉ huy 10 đạo quân đi thu phục các sứ quân khác. Khi đến trang Đằng Man, thấy địa thế đẹp, ông liền cho dựng đại bản doanh và chọn 3 người họ Phan, họ Phạm và họ Nguyễn ở trang Đằng Man làm gia tướng và chọn người con gái họ Phan tên là Môi Nương làm vợ. Khi Lê Hoàn lên ngôi vua thay cho Đinh Toàn, Đinh Điền và Nguyễn Bặc cùng Phạm Hạp dấy binh nhưng không thành, Đinh Điền lui quân về trại Đằng Man.Khi Đinh Điền và phu nhân mất, nhân dân trại Đằng Man đã lập đền thờ trên nền doanh trại, 3 gia tướng của Đinh Diền cũng được phối thờ tại đây.

Chùa Chuông

Bài chi tiết: Chùa Chuông

Chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, được mệnh danh là "Phố Hiến đẹp nhất danh lam".

Văn miếu Xích Đằng

Bài chi tiết: Văn miếu Xích Đằng

Chùa Nễ Châu

Chùa Nễ Châu được khởi dựng vào thời Tiền Lê từ thế kỷ thứ 10. Tương truyền, khi Lê Hoàn đóng quân để chống giặc ngoại xâm nhà Tống ở Nễ Châu, đã cho người xây dựng một ngôi chùa. Khi chùa được xây xong, Lê Hoàn nói: làng nào đủ tiền trả công thợ thì chùa sẽ thuộc về làng đó. Nhờ vào sự giúp đỡ của gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh (người làng Nễ Châu), dân làng Nễ Châu đã đủ tiền trả công thợ nên chùa thuộc về làng từ đó.

Thấy bà Ngọc Thanh xinh đẹp, Lê Hoàn đã lấy bà làm vợ. Trong thời gian này, bà đã có nhiều công sức giúp nghĩa quân của Lê Hoàn đánh bại quân xâm lược nhà Tống. Khi Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế, bà đã không theo nhà vua về kinh đô Hoa Lư mà xin ở lại quê hương để chăm sóc cha mẹ già yếu, Sau khi bà mất, nhà vua đã cho lập đền thờ ở đối diện chùa Nễ Châu và sắc phong làm “Ngọc Thanh Hoàng hậu”.